Danh mục

Phòng Kinh Doanh

Hotline
0907 422 346
https://www.facebook.com/thang.van.10888

KV4- Mr. Thật
0913 712 558
gncthat@gmail.com

KV3 - Mr. Thân
0919 11 99 77
thietgncpkd@gmail.com

KV2- Mr. Thắng
0917 77 99 88
thangdvgnc@gmail.com

Phòng Kế Toán

VIDEO CLIP

Quảng cáo

Đốn ca cao trồng cây có múi | CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GNC

Ngày cập nhật: 14/08/2013

Việc đốn ca cao để trồng bưởi da xanh, chanh, cam, nhãn… dưới tán dừa đang là vấn đề thời sự nhất ở Bến Tre. Chỉ từ đầu năm 2013 đến nay, toàn tỉnh có khoảng 1.500 ha ca cao bị nông dân đốn hạ, 500 ha bị chết do bỏ bê… 

Ông Đặng Công Bình ở ấp Mỹ Thạnh (xã Long Mỹ, Giồng Trôm) vừa đốn sạch 2 ha ca cao 10 năm tuổi trồng xen dừa để chuyển sang trồng bưởi da xanh và chanh. Ông Bình nói: Trồng ca cao sinh trưởng tốt lắm, nhưng hiệu quả kinh tế không bằng bưởi da xanh. 1 cây bưởi 4 năm tuổi thu nhập hằng tháng cao gấp hàng chục lần ca cao. Hơn nữa, trồng xen ca cao khiến năng suất dừa giảm, sâu bệnh cũng lây sang dừa, đuông phát triển…

Ông Nguyễn Minh Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Mỹ cho biết: Đến cuối năm 2012, tổng diện tích ca cao trồng xen dừa toàn xã là 90 ha. Tuy nhiên, đến nay 50% diện tích được bà con đốn hạ để chuyển sang trồng cây có múi. Nhiều nhà vườn đốn hạ không muốn cho chính quyền biết, đa phần diện tích đều trong dự án hỗ trợ phát triển 10.000 ha của tỉnh. Những vườn dừa còn tơ (5 năm tuổi) trồng xen ca cao bà con cũng đốn sạch.


Ca cao thu nhập không cao do giá thấp

Nhiều bà con chia sẻ: Ca cao hút mạnh dinh dưỡng nên cây dừa phát triển chậm, mặt khác canh tác ca cao cực công lao động, trái non bị hư nhiều, sản lượng thấp, giá bán rẻ… hiệu quả không cao bằng cây có múi. Hiện tại, những vườn dừa lão hóa gia đình không còn lao động thì còn để ca cao. Còn hộ có lao động trẻ, có vốn thì chuyển sang trồng cây có múi.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND xã Long Mỹ cho biết: Nông dân đã đốn bỏ ca cao hàng loạt nhưng không báo cáo với lãnh đạo xã bởi họ được hỗ trợ phân bón, cây giống... Một số hộ đã lý giải rằng do giá cả thấp, chăm sóc không cẩn thân, trái bị hư nhiều…

Còn ông Nguyễn Ngọc Ẩn ở ấp Phú Ngãi (xã Phú An Hòa, Châu Thành) cho hay, ông trồng trên 400 cây ca cao chuyên canh 9 năm tuổi đạt tiêu chuẩn UTZ từ tháng 12/2012, hiệu quả kinh tế cao hơn trồng dừa. Nhưng so với bưởi da xanh và nhãn thì thua xa. Với 400 cây ca cao 9 năm tuổi, nếu thạo kỹ thuật canh tác thì thu hoạch được 700 - 800 kg hạt khô/năm. Với giá hạt ở mức 60.000 - 70.000 đ/kg thì thu nhập trên 50 triệu đồng, cao hơn dừa và khá ổn định.

Còn nếu không thạo kỹ thuật và lên men để thu hạt khô mà bán trái tươi thì giá thấp, chỉ khoảng 3.000 đ/kg. Bình quân 10 kg trái tươi sau khi lên men thu được 1 kg hạt khô. So với bưởi da xanh thì thu nhập từ ca cao thấp tè.

Ông Ẩn tính: Với mức giá hiện tại thì tổng thu nhập từ vườn ca cao của ông sau khi trừ chi phí còn lãi 40 triệu đồng. Nếu tính công tỉa cành, tạo tán, cắt bỏ trái bị sâu bệnh, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, lên men, phơi hạt… thì lãi chỉ khoảng 50%/tổng thu.

Tuy nhiên, ông Ẩn khuyên: Trước khi nhà vườn quyết định chuyển đổi sang trồng bưởi da xanh, chanh, nhãn… thì nên xem điều kiện thổ nhưỡng có phù hợp không? Nếu đốn bỏ hàng loạt mà trồng cây không phù hợp với đất đai là rất phiêu lưu. Lãnh đạo từ cấp xã đến tỉnh đang rất đau đầu trước việc đốn bỏ ca cao sẽ tác động đến kế hoạch phát triển 10.000 ha ca cao của tỉnh.

Được biết dự án phát triển ca cao ở Bến Tre với mục tiêu giúp người trồng dừa nâng cao thu nhập dưới tán vườn. Khi bắt tay vào thực hiện, Bến Tre đã có chính sách hỗ trợ 60% cây giống. Sau 10 năm toàn tỉnh đã đầu tư, phát triển được 9.300 ha ca cao thì bị giá cả của một số cây có múi tác động làm nhà vườn đốn bỏ không tiếc.

Cty Thành Hưng Thịnh, Cty Cargil… đã đầu tư phân bón và bao tiêu sản phẩm ca cao đạt tiêu chuẩn UTZ chia sẻ: Diện tích bị đốn chưa ảnh hưởng nhiều đến sản lượng và tình hình nguyên liệu XK vì những nơi này thiếu chăm sóc, kỹ thuật kém nên năng suất không đáng kể. Qua khảo sát của ngành nông nghiệp Bến Tre thì toàn tỉnh hiện có 40% nhà vườn chăm sóc tốt, 30% thiếu chăm sóc và 30% không chăm sóc.

Vì vậy các DN cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh SX ca cao theo hướng liên kết mới mang lại hiệu quả. Dự đoán sản lượng ca cao ở Bến Tre sẽ tăng và giữ ổn định khoảng 1.400 tấn hạt khô/năm. Thời gian tới, Cty Cargill sẽ hợp tác cùng Sở NN-PTNT, Trung tâm KN-KN chuyển giao TBKT canh tác ca cao cho nông dân, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Còn việc phản ánh trồng xen ca cao gây ảnh hưởng xấu đến dừa là thiếu chính xác về mặt cơ sở khoa học cũng như thực tế.

Theo ông Đoàn Công Dũng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre, qua kiểm tra phát hiện có hơn 1.944 ha ca cao bị nhà vườn đốn và mặc bỏ cho cây chết. Nguyên nhân do giá nông sản thấp, chỉ khoảng 3.000 đ/kg trái tươi, trong khi giá bưởi da xanh lúc cao điểm trên 60.000 đ/kg. Mặt khác, một số vườn nhãn trồng xen ca cao từ năm 2006 đến nay đã thu hoạch, được giá nên họ đốn để nhường đất cho nhãn, bưởi…

Trước tình hình trên UBND tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo Sở NN-PTNT tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao TBKT giúp nhà vườn canh tác ca cao tăng năng suất, chất lượng; phối hợp với DN tiêu thụ sản phẩm ổn định cho nông dân; tăng cường thông tin tuyên truyền về lợi ích của cây trồng xen vườn dừa...

 

Trong 10 năm qua, nhà vườn trồng ca cao ở Bến Tre được hỗ trợ 40% giá giống (5.800 đ/cây). Từ đầu năm đến nay, các cơ sở SX hỗ trợ thêm 20%. Như vậy nhà vườn được hỗ trợ l60% giá giống, nhưng họ vẫn quay mặt khiến thiệt hại ngân sách Nhà nước là không nhỏ.


Các bài liên quan
Bưởi Đại Minh được hồi sinh
Bưởi Đại Minh được hồi sinh
Dự báo sâu bệnh tuần từ 21-27/10
Dự báo sâu bệnh tuần từ 21-27/10
Giá lúa gạo ĐBSCL tuần qua tăng mạnh 200 đồng/kg
Giá lúa gạo ĐBSCL tuần qua tăng mạnh 200 đồng/kg
Dự báo sâu bệnh tuần từ 14-21/10
Dự báo sâu bệnh tuần từ 14-21/10
1001 cách làm ăn: Trồng nấm mỡ
1001 cách làm ăn: Trồng nấm mỡ
THƯ CẢM ƠN
THƯ CẢM ƠN
Phát triển 12 loại trái cây chủ lực
Phát triển 12 loại trái cây chủ lực

Liên kết

Thống kê

Visitor Counter
Hôm nay: 1
Trong tuần:1
Trong tháng:1
Đang Online:-1