Danh mục

Phòng Kinh Doanh

Hotline
0907 422 346
https://www.facebook.com/thang.van.10888

KV4- Mr. Thật
0913 712 558
gncthat@gmail.com

KV3 - Mr. Thân
0919 11 99 77
thietgncpkd@gmail.com

KV2- Mr. Thắng
0917 77 99 88
thangdvgnc@gmail.com

Phòng Kế Toán

VIDEO CLIP

Quảng cáo

Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh trên cây hành lá | CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GNC

Ngày cập nhật: 21/07/2017

 Hành lá là một trong những đối tượng rau màu được bà con nông dân chú ý phát triển nhiều, với diện tích không ngừng được tăng lên… Do cây hành lá rất dễ trồng và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con. Tuy nhiên, về kỹ thuật canh tác, bà con vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Do vậy để đạt được năng suất cao, ngoài kinh nghiệm ra đòi hỏi người trồng hành lá  phải có kiến thức về kỹ thuật canh tác, chăm sóc và phòng ngừa dịch hại tốt.

           Hành lá là loại rau màu gia vị hiện đang được bà con nông dân ở ĐBSCL và tỉnh Vĩnh long trồng với diện tích khá lớn. Nếu như trước đây loại cây trồng này chỉ sản xuất  rãi rác ở một vài nơi, thì nay đã được trồng ở nhiều địa phương. Thậm chí còn hình thành những vùng chuyên canh lớn. Đến nay trình độ kỹ thuật của bà con nông dân đã có nhiều tiến bộ. Song, qua thực tế sản xuất vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, nhất là chăm sóc và phòng ngừa dịch hại.

 

           Cây hành lá không kén đất trồng,  có thể trồng trên chân đất sét pha thịt , đất thịt hoặc đất thịt pha cát,  và được trồng quanh năm. Tuy nhiên, trồng vào mùa nắng thì  cây hành sẽ cho năng suất  cao hơn mùa mưa.

           Do cây hành có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 50 ngày, nên việc làm đầu tiên khi trồng hành là phải làm đất thật kỹ. Đất trồng hành phải được phơi ải và lên liếp  cao; mặt đất  phải  được làm tơi  nhỏ  và sạch cỏ dại . Nên bón vôi xử lý đất,  tiêu diệt nấm bệnh và vi  khuẩn tồn tại trong đất khoảng 3 ngày trước khi xuống giống hành

           Kỹ thuật canh tác hành lá rất đơn giản, khi dọn đất xong là có thể đưa cây giống xuống trồng ngay. Tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất, mùa vụ và giống hành mà mật độ và khoảng cách trồng cũng khác nhau. Song, số lượng giống trung bình cần cho 1000m  là 180-240 kg.  Do hành  lá trồng bằng gốc, cho nên cần chọn cây già, gốc to, lá cứng và không bị nhiễm sâu bệnh để trồng. Bình quân mỗi liếp trồng từ 4-5 hàng tùy theo độ rộng của mặt liếp;  khoảng cách mỗi hàng 20-30 cm, khoảng cách cây từ 20-25 cm. Mỗi hốc nên trồng 2-3  tép hành. Khi trồng hành không cấy quá sâu, mà phải đảm bảo độ sâu vừa phải  từ  2-3 cm  để giúp cho cây hành  phát triển nhanh và mau nở bụi . Chú ý, trước khi trồng nên xử lý cây giống bằng thuốc hóa học để đảm bảo không còn sâu bệnh và ngăn ngừa sự  phát triển của dịch hại  về sau

           Hành lá là loại cây rau có thân ống, mình nước, vì thế vấn đề nước tưới cũng rất quan trọng. Song, cũng không nên tưới quá nhiều nước, sẽ làm cho cây hành dễ bị  úng gốc, kém phát triển.  Do vậy bà con nên cung cấp một lượng nước vừa đủ để cây sinh trưởng tốt, tránh để cho liếp trồng hành bị ngập nước kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Tuy vậy cũng không nên để đất khô cằn sẽ  làm cho cây hành không nở bụi . Lưu ý trong thời gian 7-10 ngày đầu sau khi trồng nên cung cấp nước  đủ ẩm để cho cây hành mau bén rể và phát triển tốt

          Cũng giống như những loại rau màu khác, việc cung cấp phân bón cho cây hành cũng rất được chú trọng, bởi phân bón sẽ có tác dụng giúp cho cây trồng phát triển tốt, chống chịu được điều kiện bất lợi của thời tiết, dịch hại và cho năng suất cao. Tuy nhiên, phải chú ý bón phân cân đối NPK, nhất là không để thừa phân đạm

          Khi bón phân cho cây hành nên chia ra làm nhiều đợt gồm Urê, lân và Kali  với liều lượng chung khoảng 50 kg/ 1000 m 2. Ngoài ra có thể tăng cường sử  dụng thêm các chế phẩm vi lượng, chất kích thích sinh trưởng , phân bón lá để tăng cường dinh dưỡng và giảm hiện tượng cháy đầu lá cho cây hành. Theo khuyến cáo nên sử dụng thêm phân chuồng và tro kết hợp với phân lân bón lót vào đất  trước khi trồng hành. Khi cây hành trồng được 7 ngày thì bắt đầu bón đợt phân đầu tiên, tiếp sau đó là bón phân thúc, có thể chia thành  2- 3  đợt  và tùy thuộc vào nhu cầu của cây trồng,  độ phì nhiêu của đất ; mà bón cân đối phân NPK với liều lượng hợp lý để giúp cây phát triển tốt

         Mối lo ngại nhất của người trồng hành hiện nay là vấn đề dịch hại. Có thể nói trong suốt thời gian sinh trưởng của cây hành lá có đến trên một chục đối tượng sâu bệnh xuất hiện gây hại. Vì thế bà con nên kiểm tra thường xuyên để sớm phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời.

 

         Đối với sâu hại trên cây hành, tuy mỗi loài có cách gây hại khác nhau nhưng có đặc điểm chung là ở giai đoạn sâu non chúng cắn phá rất dữ, sau đó đục lỗ chui vào bên trong ống lá hành và gây hại tiếp, điển hình  nhất là sâu xanh da láng, dòi hại lá hành …….cho  nên phải phun thuốc phòng trừ sớm, lúc chúng bắt đầu xuất hiện ở tuổi còn nhỏ;  không nên để sâu lớn vì lúc này chúng chui vào trong lá hành, thì việc phòng trị sẽ rất khó khăn . Khi sử dụng thuốc BVTV lưu ý bà con nên tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng và luân phiên nhiều loại thuốc với nhau thì việc phòng ngừa sâu hại  mới có hiệu quả cao.

          Còn bệnh hại trên cây hành lá, bà con cần lưu ý các đối tượng chính đó là bệnh thán thư , đốm lá, than đen và thối gốc. Đây là các loại bệnh xuất hiện khá phổ biến và gây hại nặng cho cây hành, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng hành khi thu hoạch . Các bệnh này thường gây hại trên cây hành khá sớm, từ lúc mới xuống giống lúc cây còn nhỏ cho đến khi thu hoạch.  Điển hình nhất là bệnh thán thư và thối gốc, chúng tấn công mạnh vào gốc hoặc lá non của cây hành làm cho các phần này bị hư, nếu cây nhiễm bệnh nặng sẽ bị thối và chết. Từ đó sẽ làm giảm năng suất rất lớn, thậm chí bị còn mất trắng nếu như không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

           Đối với phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hành lá bằng thuốc BVTV, bà con nên chú ý phun thuốc khi cây trồng vừa mới bị nhiễm bệnh và lúc sâu đang ở  vào thời kỳ còn nhỏ. Lưu ý khi áp dụng biện pháp này phải sử dụng đúng thuốc, đúng thới điểm và phải phun thật kỷ, đúng kỷ thuật  thì việc phòng ngừa sâu bệnh hại  mới có hiệu quả cao. Điều quan trọng là khi phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc hóa học, không nên dùng một loại thuốc mà phải luân phiên các loại thuốc với nhau để tránh sự kháng thuốc của dịch hại. Ưu tiên sử dụng thuốc vi sinh, thuốc gốc cúc tổng hợp và đảm bảo thời gian cách ly từ 7-10 ngày trước khi thu hoạchđể an toàn cho người tiêu dùng.               

             Ngoài ra trong kỹ thuật canh tác bà con cần lưu ý nên trồng hành với mật độ vừa phải, không nên trồng dày quá sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển gây hại. Thường xuyên phòng ngừa cỏ dại để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng của cỏ đối với cây hành, nhất là ở giai đoạn cây còn nhỏ. Làm vệ sinh đồng ruộng và đặc biệt cần chú ý là đảm bảo lượng nước tưới vừa phải, bón phân cân đối không thừa đạm ……..để cho cây hành phát triển khỏe, nở bụi  tốt, cho  năng suất cao .   

                    

             Nói chung để trồng hành lá đạt hiệu quả cao nông dân nên áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó phải chú ý đến việc vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị và xử lý đất trồng thật kỷ trước khi xuống giống , nên sử dụng giống hành có chất lượng tốt và áp dụng biện pháp phòng ngừa, xử  lý sâu bệnh hại kịp thời.  Đặc biệt khi sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng. Bên cạnh bà con cũng nên thay đổi dần tập quán sản xuất cũ bằng áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ, phải thực hiện sản xuất nông nghiệp bền vững và  có sự đầu tư đúng mức. Thực hiện tốt được điều này chắc chắn sẽ khống chế được sự phát triển của dịch hại, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt, góp phần đưa hiệu quả của cây hành ngày càng khá hơn.


Các bài liên quan
Kỹ thuật trồng hoa ly
Kỹ thuật trồng hoa ly
Dùng Máy Hái Chè Thế Nào Cho Hiệu Quả?
Dùng Máy Hái Chè Thế Nào Cho Hiệu Quả?
Chuyên sản xuất các dạng hữu cơ sinh học
Chuyên sản xuất các dạng hữu cơ sinh học
Phân bón lá
Phân bón lá
Tưới tiết kiệm, thu tiền tỷ
Tưới tiết kiệm, thu tiền tỷ
Giàu nhờ lúa nếp
Giàu nhờ lúa nếp
Dự báo sâu bệnh tuần từ 14-20/4
Dự báo sâu bệnh tuần từ 14-20/4
Lúa ĐTM 126 ngắn ngày
Lúa ĐTM 126 ngắn ngày
Ớt đông sớm sau vụ lúa chét
Ớt đông sớm sau vụ lúa chét
Bệnh hại cây hành và cách xử lý
Bệnh hại cây hành và cách xử lý

Liên kết

Thống kê

Visitor Counter
Hôm nay: 1
Trong tuần:1
Trong tháng:1
Đang Online:-1