Danh mục

Phòng Kinh Doanh

Hotline
0907 422 346
https://www.facebook.com/thang.van.10888

KV4- Mr. Thật
0913 712 558
gncthat@gmail.com

KV3 - Mr. Thân
0919 11 99 77
thietgncpkd@gmail.com

KV2- Mr. Thắng
0917 77 99 88
thangdvgnc@gmail.com

Phòng Kế Toán

VIDEO CLIP

Quảng cáo

Tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL nhắm tới người trồng lúa | CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GNC

Ngày cập nhật: 19/09/2013

(TBKTSG Online) - Thông qua buổi làm việc giữa đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng này muốn giúp Việt Nam tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và ngành lúa gạo ĐBSCL nói riêng, trong đó nhấn mạnh tới thu nhập của người trồng lúa, thay vì chạy theo tiêu chí an ninh lương thực và xuất khẩu.

Ngân hàng Thế giới (WB) muốn giúp Việt Nam tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL. Trong ảnh là nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa - Ảnh: Trung Chánh

“Bước đầu, cuộc gặp giữa hai bên để xác định đâu là vấn đề mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải, cụ thể là ngành lúa gạo ĐBSCL và cuối cùng, làm gì để thực hiện được mục tiêu tái cơ cấu”, ông Nguyễn Thế Dũng, cán bộ cao cấp về phát triển nông thôn của WB tại Việt Nam trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề buổi làm việc về mục tiêu cuộc gặp giữa hai bên được tổ chức hôm nay (18-9) tại thành phố Cần Thơ.

Nhận diện khó khăn

Trình bày tại buổi làm việc này, ông Chris Jackson, điều phối viên Ban Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của WB và là trưởng đoàn làm việc của WB với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nói: “Muốn tái cơ cấu lại ngành lúa gạo của ĐBSCL, trước hết phải xác định khó khăn của ngành là cái gì”.

Qua trao đổi giữa hai bên, một số khó khăn, tồn tại của ngành lúa gạo ĐBSCL đã dần lộ diện. Chẳng hạn, thiếu liên kết trong chuỗi giá trị giá trị lúa gạo; xuất khẩu chủ yếu cạnh tranh về giá, chưa chú ý đến chất lượng sản phẩm; thu nhập của người nông dân ở mức thấp, dù sản xuất ngày một tăng…

Ông Steven Jaffee, điều phối viên Ban Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của WB và là tư vấn kinh tế chính trong buổi làm việc này, cho biết sản xuất lúa gạo của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu, từ chỗ là quốc gia thiếu gạo ăn cách đây không lâu, nay đã vươn lên xuất khẩu mạnh và có đóng góp đến 20% khối lượng xuất khẩu chung của thế giới. Tuy nhiên, thu nhập và lợi nhuận của nông dân còn quá thấp.

“Nông dân có diện tích đất sản xuất dưới 2 héc ta/hộ, cuộc sống không được bảo đảm”, ông nói.

Bà Huỳnh Thị Nghĩa, chuyên viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp dẫn chứng: “Ở Đồng Tháp, diện tích đất trồng lúa khoảng 500.000 héc ta/năm nhưng thu nhập bình quân của nông dân rất thấp, vụ đông xuân chỉ 10 triệu đồng/héc ta; 2,4 và 6,3 triệu đồng/héc ta lần lượt đối với vụ hè thu và thu đông”.

Ông Steven Jaffee của WB, chỉ ra một thách thức khác cần được khắc phục đối với ngành lúa gạo ĐBSCL, là sản xuất manh mún, có quá nhiều khâu trong chuỗi giá trị, đặc biệt mỗi khâu có chi phí đầu vào rất cao, dù hiện có nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị.

Theo ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, một thách thức nữa đối với ngành lúa gạo ĐBSCL, đó là đặc trưng sản xuất mùa vụ, tạo ra một khối lượng lúa, gạo hàng hóa lớn vào một thời điểm nào đó nhưng khả năng điều hòa dự trữ chưa đáp ứng.

Ngoài ra, nhiều đại biểu tham dự buổi làm việc này, cho biết hàng loạt vấn đề yếu kém về bảo quản sau thu hoạch; nhận thức của người nông dân còn theo xu hướng tăng năng suất hơn là nâng cao chất lượng…, cũng là những thách thức đối với việc tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL.

Tái cơ cấu nhắm đến thu nhập người trồng lúa

Ông Chris Jackson, cho biết để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL, trước hết phải thực hiện cải cách thể chế của cơ quan quản lý đầu ngành.

“Cải cách cụ thể như thế nào sẽ được bàn sâu hơn khi dự án chính thức triển khai. Tuy nhiên, trước mắt chúng tôi xác định phải cải cách thể chế hoạt động của các cơ quan quản lý đầu ngành”, ông nói.

Về vấn đề tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL, ông Quỳnh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, cho biết thời gian qua, khi đánh giá sản xuất ngành lúa gạo, hầu như chỉ được xét ở khía cạnh bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu, còn giải pháp giải quyết vấn đề thu nhập của nông dân hầu như chưa được nói đến, dù đây là vấn đề ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo của ĐBSCL.

“Vì vậy, tôi đề nghị khi tái cơ cấu ngành lúa gạo, WB phải chú ý đến thu nhập của họ (nông dân)”, ông nói.

Theo TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, tái cơ cấu phải chú trọng đến đầu ra sản phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm sản xuất trên nền tảng bền vững về môi trường và xã hội bởi thời gian qua có nhiều dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bền vững nhưng gặp khó về đầu ra, chẳng hạn, như mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu) của nông dân hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy, Tiền Giang). 

Tái cơ cấu theo hướng nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia xuất khẩu cũng được nhiều đại biểu tham dự buổi làm việc này đề xuất. Ông Lưu Hồng Mẫn, Phó viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, cho biết muốn ngành sản xuất lúa gạo đạt được mục tiêu về chất lượng, đầu tiên phải có hạt giống tốt bởi không có giống tốt sẽ không thể cho hạt gạo có thương hiệu để xuất khẩu được. 

“Do đó, trong quá trình tái cơ cấu, WB phải liên kết các địa phương lại trong việc chọn tạo, nhân giống (giống xác nhận). Đồng thời, đề nghị WB nên hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác chọn tạo, sản xuất lúa giống”, ông cho biết.

Theo ông Chris Jackson, trước mắt, WB sẽ tập hợp các ý kiến đề xuất của địa phương lại. Còn vấn đề quyết định tái cơ cấu như thế nào để giúp ngành lúa gạo ĐBSCL phát triển bền vững theo hướng nâng cao thu nhập cho người nông dân sẽ được WB đưa ra trong những buổi làm việc tiếp theo.


Các bài liên quan
Kỹ thuật trồng hoa ly
Kỹ thuật trồng hoa ly
Dùng Máy Hái Chè Thế Nào Cho Hiệu Quả?
Dùng Máy Hái Chè Thế Nào Cho Hiệu Quả?
Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh trên cây hành lá
Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh trên cây hành lá
Chuyên sản xuất các dạng hữu cơ sinh học
Chuyên sản xuất các dạng hữu cơ sinh học
Phân bón lá
Phân bón lá
Tưới tiết kiệm, thu tiền tỷ
Tưới tiết kiệm, thu tiền tỷ
Giàu nhờ lúa nếp
Giàu nhờ lúa nếp
Dự báo sâu bệnh tuần từ 14-20/4
Dự báo sâu bệnh tuần từ 14-20/4
Lúa ĐTM 126 ngắn ngày
Lúa ĐTM 126 ngắn ngày
Ớt đông sớm sau vụ lúa chét
Ớt đông sớm sau vụ lúa chét

Liên kết

Thống kê

Visitor Counter
Hôm nay: 1
Trong tuần:1
Trong tháng:1
Đang Online:-1