Danh mục

Phòng Kinh Doanh

Hotline
0907 422 346
https://www.facebook.com/thang.van.10888

KV4- Mr. Thật
0913 712 558
gncthat@gmail.com

KV3 - Mr. Thân
0919 11 99 77
thietgncpkd@gmail.com

KV2- Mr. Thắng
0917 77 99 88
thangdvgnc@gmail.com

Phòng Kế Toán

VIDEO CLIP

Quảng cáo

"Bùa hộ mệnh" cà phê, hồ tiêu Tây Nguyên | CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GNC

Ngày cập nhật: 23/11/2013

Với những nhà vườn ở Tây Nguyên, bệnh rong rêu và các loại nấm trên hồ tiêu, cà phê khiến cây bị héo lá chết dần như căn bệnh “ung thư” nhức nhối. Song, một số vườn ở Đắk Lắk, Đắc Nông đã thoát khỏi nguy cơ xóa sổ nhờ sử dụng chế phẩm sinh học CT.

Hồ tiêu, cà phê là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nhưng việc canh tác đang gặp nhiều khó khăn do sự tàn phá trên diện rộng của bệnh nấm mốc, rong rêu khiến cây vàng rụng lá, chết nhanh, chết chậm.

Hầu hết các biện pháp phòng trừ hóa học mà bà con sử dụng kém hiệu quả, thậm chí gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, từ khi có sự xuất hiện của các chế phẩm sinh học, việc canh tác đã mang triển vọng lớn để phát triển bền vững.

Anh Phan Trọng Hồng, xã EaMnang, huyện Cưmgar, Đắk Lắk có vườn tiêu nằm trên đất ruộng một mùa đồng nghĩa lúc trời mưa to vườn tiêu bị ngập trong nước nhưng vườn vẫn xanh cho sản lượng cao và ổn định.


Vườn tiêu xanh tốt của gia đình anh Phan Trọng Hồng xã EaMnang, huyện Cưmgar, Đắk Lắk

Để vườn tiêu đứng vững như thế này anh đã bỏ công tìm kiếm các nhà tư vấn những chế phẩm sinh học và thành công suốt mấy năm liền khi gặp được sản phẩm Rong rêu, CT03, CT04 của Cty GNC -An Giang.

“Trước đây, vườn cà phê thường xuyên bị bệnh vàng lá, khô cành, rụng trái. Mặc dù đã dùng rất nhiều các sản phẩm thuốc BVTV khác nhau, chi phí cao nhưng không hiệu quả. Thông qua hội chợ nông nghiệp tổ chức tại địa phương, gia đình được tiếp cận và biết sản phẩm Rong rêu, CT03, CT04 có thể khắc phục được nên mua về sử dụng.

Sau thời gian hơn 1 tháng, vườn cà phê nhà có những biểu hiện rất khả quan, lá xanh tươi trở lại, rễ mới mọc ra tua tủa, cho thấy triển vọng năng suất cao”, anh Hồng chia sẻ.

Cùng sử dụng sản phẩm Rong rêu, CT03, CT04, nhưng gia đình anh Nguyễn Hữu Long ở thôn Liên Cơ, xã Hòa Đông (Krôngpak - Đắk Lắk) bắt đầu được gặt hái thành quả lao động. Mấy năm trước, vườn tiêu cho sản lượng rất thấp. Năm 2010, qua sự tư vấn của cán bộ kỹ thuật anh Long biết đến sản phẩm CT03 của Cty GNC tại An Giang nên mua về dùng. Không ngờ cho kết quả ngoài sự mong đợi.

Hiện, sản lượng tiêu của anh cao gấp đôi so với trước đây. Bên cạnh đó, chi phí cho việc chăm bón, chữa bệnh cũng giảm đi rất nhiều. Sau khi thành công với cây tiêu, anh Long dùng sản phẩm CT cho cà phê. Giờ vườn không còn xuất hiện bệnh nấm mốc, rong rêu làm cho cây yếu, vàng lá, khô cành rụng trái chết thường xuyên như trước đây. Màu xanh của vườn đã trở lại với sản lượng cao gần gấp đôi.

Theo kết quả khảo nghiệm của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia cho thấy, ngoài việc khắc phục chết nhanh ở hồ tiêu, chế phẩm CT còn cho năng suất cao trên cây cà phê. Cụ thể, khi khảo nghiệm diện rộng trên cà phê, năng suất và hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm dòng sản phẩm CT của Cty TNHH SX và TM GNC - An Giang cho thấy năng suất đạt từ 52,9 - 54,1 tạ/ha, vượt đối chứng từ 2,3 - 3,5 tạ/ha; giảm chi phí đầu tư từ 1,4 triệu đồng/ha/năm (CT3 và CT4), 3 triệu đồng/ha/năm với (CT2).

Tổng thu đạt từ gần 152 -162 triệu đồng/ha. Lợi nhuận đạt trên 100 triệu/ha/năm, bội thu hơn so với đối chứng từ 10 - 12 triệu/ha/năm.

Việc sử dụng sản phẩm phân bón lá CT-GNC04, CT rong rêu, CT-GNC03 phun đều và ướt đẫm trên thân, lá và tưới gốc 3 lần liên tục và cách nhau 7 ngày/lần và duy trì cứ 20 ngày phun tưới 1 lần đã tác động trực tiếp đến bộ rễ làm cho rễ con phát triển nhiều hơn, tác động lên lá cây làm quá trình quang hợp của cây hấp thụ dinh dưỡng diễn ra mãnh liệt, tác dụng lên thân cây làm cho quá trình tạo sinh khối nhanh và nhiều mầm, giúp cây trồng vượt qua điều kiện bất thuận của thời tiết, tạo cho cây trồng khỏe mạnh, phục hồi nhanh, chống già cỗi và vàng lá.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Cty GNC - An Giang, trong phân bón lá CT-GNC04, CT Rong rêu, CT-GNC03 có chứa các đa lượng cân đối hoa tan cao, hấp thụ mạnh trung, vi lượng, axit humic đặc biệt phù hợp với cây cà phê, nên khi sử dụng đã làm tăng khả năng nở hoa đồng đều, đậu quả cao.

Tỷ lệ rụng quả thấp nhất là 5,1%, không sử dụng là 8,4%. Tăng kích thước và trọng lượng của hạt trên sàng 18 (cà phê loại 1) từ 65,7 - 71,1%, cao hơn đối chứng từ 2,4 - 7,8%. Phân bón lá CT-GNC04, CT rong rêu, CT-GNC03 có chứa các hoạt lực sinh học cao, các phân tử hòa tan dễ hấp thu, các nguyên tố tái tạo sinh khối mạnh và các nguyên tố đa, trung, vi lượng, axit humic ở dạng cân đối và phù hợp với cà phê nên đã cho năng suất nhân khô: Dao động từ 51,2 - 52,8 tạ/ha, vượt so với đối chứng từ 3,3 - 4,9 tạ, tương đương 6,8 - 10,2%. CT3 có năng suất nhân khô cao nhất, đạt 52,8 tạ/ha, vượt đối chứng 10,2%.

Ông Đinh Văn Thật, GĐ Điều hành Cty TNHH Thương mại & sản xuất GNC (An Giang) chia sẻ: Ứng dụng chế phẩm sinh học vào canh tác cây cà phê, hồ tiêu đang được các địa phương ở Tây Nguyên rất chú trọng và khuyến khích người dân sử dụng nhờ khả năng tăng đề kháng với các loại nấm bệnh trong đất.

Trong quá trình canh tác đã cho thấy, khi bón các chế phẩm sinh học đã làm giảm đáng kể số lượng nấm, rong rêu đối với cây hồ tiêu, cà phê. Ngoài ra cây được kích thích sinh trưởng thân dây chính và các cành nhánh phát triển nhanh hơn.

Trung tâm KKN phân bón Quốc gia đang tiếp tục có những nghiên cứu sâu rộng với các loại chế phẩm sinh học để trong tương lai sẽ ứng dụng rộng rãi toàn vùng Tây Nguyên.

Nhắc tới chế phẩm CT03, CT04, ông Hà Văn Phùng, xã Chuknia, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk hào hứng kể về sự thần kỳ của loại chế phẩm này đã cứu cả vườn tiêu của ông thoát chết trong đợt mưa vừa qua.

Mùa mưa vừa rồi, có thời điểm nước ngập úng cả vườn tiêu, nhiều người dân chứng kiến lắc đầu buôn bã nói vườn tiêu của ông khó thoát khỏi cái chết vì bị nấm mốc, thối rễ.

Ấy vậy mà nhờ có cán bộ tư vấn kỹ thuật đưa sản phẩm CT03, CT04 của Cty GNC vào vườn tiêunên gần như thiệt hại không đáng kể, trong khi những vườn tiêu không dùng chế phẩm sinh học ở địa thế cao hơn vẫn chết hàng loạt.


Các bài liên quan
Kỹ thuật trồng hoa ly
Kỹ thuật trồng hoa ly
Dùng Máy Hái Chè Thế Nào Cho Hiệu Quả?
Dùng Máy Hái Chè Thế Nào Cho Hiệu Quả?
Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh trên cây hành lá
Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh trên cây hành lá
Chuyên sản xuất các dạng hữu cơ sinh học
Chuyên sản xuất các dạng hữu cơ sinh học
Phân bón lá
Phân bón lá
Tưới tiết kiệm, thu tiền tỷ
Tưới tiết kiệm, thu tiền tỷ
Giàu nhờ lúa nếp
Giàu nhờ lúa nếp
Dự báo sâu bệnh tuần từ 14-20/4
Dự báo sâu bệnh tuần từ 14-20/4
Lúa ĐTM 126 ngắn ngày
Lúa ĐTM 126 ngắn ngày
Ớt đông sớm sau vụ lúa chét
Ớt đông sớm sau vụ lúa chét

Liên kết

Thống kê

Visitor Counter
Hôm nay: 1
Trong tuần:1
Trong tháng:1
Đang Online:-1